Đường ray tàu điện chôn trên mặt đường rải nhựa cho thấy phố Hàng Đường
nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của đô thị. Hàng Đường là cái tên có từ
trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông, khi
có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa bị lấp
chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối Mã Mây.
Cũng vì có cây cầu đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu - là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu Sông Cái đi vào khu Thành cổ - nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.
Về sau này, Hàng Đường có nhiều hàng bánh mứt kẹo có tiếng, đặc biệt sầm
uất vào những ngày giáp Tết Trung thu với bánh nướng, bánh dẻo hay Tết Nguyên
đán với các loại mứt, kẹo. Ngoài đồ ngọt, nhiều cửa hàng vải vóc, có cả của Ấn
kiều cũng tràn từ phía Hàng Đào, Hàng Ngang xuống phố này, cùng nhiều cửa hàng
tạp hoá của người Hoa.
Người ta kể rằng trong 2 tháng bị vây hãm trong nội thành, quần nhau với
giặc Tây hồi giáp Tết Đinh Hợi (cuối năm 1946 đầu 1947), các chiến sĩ quyết tử
Thủ đô sống được là nhờ gạo nếp, đường , nông sản dự trữ làm mứt Tết của những
cửa hàng bánh kẹo trong phố.
Nối dài phố Paul Bert (Tràng Tiền) sầm uất đoạn qua góc Tây Nam Hồ Gươm
đoạn nối với Tràng Thi được gọi là phố Hàng Khay, vốn là đất của hai thôn Thị
Vật và Vũ Thạch.
Video giới thiệu bánh Trung thu khách sạn Hà Nội 2017
-> Bài tiếp theo: Phố Hàng Khay
Chuyên
cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng;
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902
153 872
-> Đọc thêm: Phố Hàng Chiếu
Mời các bạn xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét