Bánh trung thu khách sạn Hà Nội là một trong những loại bánh Trung thu cao cấp mang đậm hương vị truyền thống ; Tel: 024.85886151 - 0944 36 22 66

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Phố Hàng Ngang

Rủ nhau chơi khắp Long Thành. Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai. Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay...



Cho đến nay cái từ “Ngang” vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc, Hàng Muối trắng tinh”).
Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành qua cửa phía Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại
Lập luận ấy gợi cho ta cách gọi tên phố Hàng Ngang khi xem tấm ảnh được công bố vào cái thời chưa có kỹ thật in ảnh trên sách báo (bản kẽm) mà để công bố nó phải chuyển những tấm ảnh chụp thành các bản khắc đồng rất công phu và chi tiết (inconographie).
Đó là một con đưòng mà ở đầu và cuối phố đều có cửa chắn ngang để khi đêm xuống cửa sẽ được đóng lại, có người canh gác, có đèn hay đuộc thắp sáng để bảo đảm an ninh. Vào thời đó chắc nhiều phố khác cũng có, ví như phố Hàng Chiếu, nhưng các rào chắn và cửa ngõ có vẻ sơ sài bằng cây gỗ hay tre mà thôi, dấu ấn của các cổng làng thời Hà Nội còn các phường hội đại lý cho các làng nghề.


Nếu biết đến tên phố của người Tây về Hàng Ngang thì ta sẽ có thêm lời giải thích rõ hơn. Bản đồ của người Pháp đặt tên cho phố này là “Rue de Cantonnais”, tức là phố của dân Quảng Đông (Trung Quốc).
Đọc các thư tịch cổ Việt Nam thì biết rằng từ thời Lê chính quyền đã cho phép người Trung Hoa từ phương Bắc di cư đến làm ăn ở Thăng Long, và cũng theo tập quán vốn có họ cụm lại ở một khu vực mà ta có thể thấy ngay cái thế chân kiềng của phố Hàng Ngang đoạn giáp phố Hàng Đường thì có cái ngã tư một phía là Hàng Buồm có Hội quán của người Quảng Đông và phía đối diện là Hội quán của người Phúc Kiến nên có thời nó cũng từng mang tên gọi là Phố Phúc Kiến (hiện nay là Phố Lãn Ông).
Hàng Ngang nằm trên trục đường phố quan trọng nhất của Thăng Long xưa đến thời Nguyễn sách “Đại Nam nhất thống chí” vẫn gọi tên phố là “Việt Đông”. Có lẽ vì thế nên chỉ có những người Hoa khá giả mới mở cửa hàng, cửa hiệu taị phố này. Về sau không chỉ người Hoa mà cả người Việt, người Ấn (dân vùng Bombay sang mở cửa hàng vải) cũng có mặt tại đây.
Ngôi nhà số 48 ở phố này của một gia đình danh giá là ông bà Trịnh Văn Bô, không chỉ vì giàu có tiền của mà còn giàu lòng yêu nước. Tại ngôi nhà ấy, năm 1945 là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cư ngụ trong thời gian viết bản Tuyên ngôn Độc lập.


Video giới thiệu bánh Trung thu khách sạn Hà Nội 2017

-> Bài tiếp theo: Phố Hồ Hoàn Kiếm
Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng;
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902 153 872
-> Đọc thêm: Phố Cầu Gỗ
Mời các bạn xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

BTemplates.com

Blogroll

About

Copyright © Bánh Trung Thu Khách Sạn Hà Nội | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com