Bánh trung thu khách sạn Hà Nội là một trong những loại bánh Trung thu cao cấp mang đậm hương vị truyền thống ; Tel: 024.85886151 - 0944 36 22 66

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

36 phố phường Hà Nội xưa – Phố Hàng Chiếu

36 phố phường Hà Nội từ xưa đến nay là nơi hội tụ người tài của trăm vùng, mọi tinh hoa của đất Việt vốn "khéo tay hay nghề" quy tụ về vùng đất Thăng Long. Làng nghề ven đô giao lưu với nội đô khiến cho làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trở nên phong phú, đa dạng. Sản phẩm của những phố nghề không chỉ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần mà còn đánh dấu sự phát triển của lịch sử Thủ đô, của văn hóa kinh kỳ.


Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng bao diêm mà hiện nay chúng ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào... Các dãy nhà này vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 36 phố phường Hà Nội qua những tấm ảnh xưa có thể giúp chúng ta hiểu thêm về Hà Nội

Phố Hàng Chiếu

“Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” (Phố chiếu cói).
Là cửa ngõ đi từ sông vào phần “thị” để vào phần” thành” của kinh đô xưa qua Cửa Đông, đủ thấy cái con phố ngắn này quan trọng như thế nào. Vì thế mà tấm ảnh được coi là cổ nhất được Bác sĩ Hocquard chụp để in trong cuốn sách của mình, thấy con phố này giống một đồn luỹ hơn là một khu dân cư hay thương mại. 


Và lịch sử đã chứng minh, khi lái buôn thực dân Jean Dupuis (tên Hán- Việt là Đồ Phổ Lỗ) ra Bắc kỳ lấy lý do tìm đường ngược sông Hồng sang Trung Quốc, đã ghé vào cửa Ô Đông Hà, thành Hà Nội giở trò khiêu khích kiếm cớ cho cuộc chinh phục sau này. Vì thế mà sau khi đã biến Hà Nội thành “đất bảo hộ”, rồi trở thành “nhượng địa”, người Pháp đã đặt tên phố này là “Jean Dupuis” để ghi công cho viên lái buôn-gián điệp này. Nhưng dân thì vẫn quen gọi là “phố Mới”, bởi lẽ khi có giao thương với người Pháp thì đây trở thành nơi cho Hoa kiều hay Pháp kiều đến mở chỗ giao dịch. 
Mặt khác, trận cháy phố Đông Hà đúng vào năm nhượng đất cho Pháp lập thành phố (1888) khiến nhà cửa đều mới xây lại không theo kiểu cũ như các phố cổ ở xung quanh. Phố vừa chạy thẳng ra cửa ô, lại kề chợ Đồng Xuân nên tấp nập người qua lại nhưng không phải chốn để nhà giàu lâp nghiệp. Vì thế, nó vẫn mang tính chất như cửa ngõ xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ hơn là kinh doanh.
Ngày xưa, nói đến phố này là nhắc đến Nhà Vạn Bảo chuyên cầm đồ và cho vay lãi, cũng như nơi tuyển người đi làm vú em, con ở hay mộ phu đi các nhà máy, đồn điền... 
Đoạn phố phía ngoài cửa ô còn những cửa hàng lụp xụp bán củ nâu và than củi đưa từ miền ngược về rồi đổ hàng từ bến sông Hồng lên chợ Đồng Xuân.


Video giới thiệu bánh Trung thu khách sạn Hà Nội 2017

Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp làm quà tặng.
-> Liên hệ: 04.85886151- 0944 36 22 66
-> Bài tiếp theo: Phố Hàng Đường
-> Mời các bạn xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

BTemplates.com

Blogroll

About

Copyright © Bánh Trung Thu Khách Sạn Hà Nội | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com