Bánh trung thu khách sạn Hà Nội là một trong những loại bánh Trung thu cao cấp mang đậm hương vị truyền thống ; Tel: 024.85886151 - 0944 36 22 66

Read More

Bánh trung thu khách sạn hà nội

Triết khấu cao, giao hàng tận nơi
Read More

Bánh trung thu khách sạn Hà Nội

Không chất bảo quản, An toàn, Chất kượng
Read More

Bánh trung thu khách sạn Hà Nội

D8 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Read More

Bánh trung thu khách sạn Hà Nội

Bánh trung thu cao cấp, mang đậm hương vị truyền thống
Read More

Bánh trung thu khách sạn Hà Nội

Ngọt ngào hương vị đêm trăng

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Cách làm bánh trôi, bánh chay đúng kiểu truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Chuẩn bị bột:
+ Hiện nay bột bánh trôi bán rất sẵn, nếu quá bận, bạn có thể mua sẵn ở ngoài chợ
+ Nếu tự nhào bột thì trộn gạo theo tỉ lệ 8 nếp:2 tẻ: 1 xíu muối. Xay ướt. Bọc bột vào một túi vải dầy, treo lên để ráo nước. Khi nào thấy túi bột không nhỏ nước xuống nữa, mở thử thấy bột không dính vào túi, cầm miếng bột không dính vào tay, bóp thử thấy có độ kết, không bị vỡ rời là bột vừa đủ độ, sẽ giúp cho bánh mềm mà vẫn dai. Thời gian để bột ráo nước cũng là vừa đủ để bột nở hết.
+Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể xay bột khô, rồi chêm nước nhồi từ từ cho đến khi bột dẻo lại, không dính tay nữa thì bọc ni-lon ủ tầm 30 phút là cũng sẽ có được mẻ bột bánh trôi bánh chay như ý.
- Đường phên: chọn màu cánh gián nhạt là đường non vừa thì khi luộc sẽ mau tan hơn. Với viên bánh có đường kính tầm 2cm thì chặt đường vuông hạt lựu tầm 0.7cm là vừa. Đường nên chặt sớm, để vào bát bọc màng bọc thực phẩm bỏ ra ngoài khoảng 2 tiếng trước khi nặn bánh để đường có độ ướt vừa phải. Việc chặt viên đường vừa vặn và để ướt nhẹ sẽ giúp đường tan hết khi luộc bánh.
Vừng rang chín: Chọn vừng trắng, đảo nhanh đến khi chuyển màu vàng nhẹ là tắt lửa, đảo thêm một xíu rồi đổ ra đĩa, dàn mỏng để vừng không ủ nóng, cháy trong.
- Bột sắn dây vừa đủ lượng dùng
- 1 chút tinh dầu hoa bưởi
 - Dừa bào sợi
- Đậu xanh: nguyên hạt đãi vỏ, ngâm nước lạnh 3h đồng hồ. Trộn với một xíu muối, đồ chín. Chia ra 1/2 giã mịn, trộn 1 thìa vừng rang, vo tròn thành từng viên làm nhân bánh chay. 1/2 còn lại để nguyên.
- Gừng giã nhuyễn, bóp lấy nước

Bánh trôi

Cách làm:

Bánh trôi:
-  Để nguyên khối bột, ngắt từng cục bột bằng lóng tay cái, dàn đều trong lòng bàn tay. Khi dàn nên khum tay để miếng bột có độ cong, dễ ép tròn.
- Đặt viên đường vào giữa lòng cục bột, khép mí, vo nhẹ tạo hình tròn.Lưu ý: Chỉ vo nhẹ 1 vòng, không vo nhiều khi luộc sẽ nát bánh
- Đun nồi nước sôi lớn, khi nước sôi già thì thả từng viên bột bánh trôi vào. Đun sôi lửa nhỏ để bánh không bị vỡ nhân ra ngoài.
- Khi bánh nổi lên trên bề mặt, đợi 10 giây cho đường ở trong tan hết thì vớt những viên bánh trôi thả ngay vào bát nước lạnh để bánh không dính nhau. Để một lúc cho bánh nguội hẳn dùng muôi thủng vớt lên đĩa
- Trước khi ăn rắc vừng và dừa bào sợi lên trên. 

Bánh chay
Bánh chay:
- Các bước làm bánh chay như bánh trôi nhưng vỏ lớn gấp đôi, nhân thay đường phên bằng viên đậu xanh.
- Có thể luộc luôn cùng nồi bánh trôi, cũng để nổi thì vớt ra thả vào nồi nước lạnh.
- Hòa tan bột sắn dây với nước lạnh
- Đun sôi nồi nước, thả đường phèn vào sao cho có vị ngọt thanh vừa. Nước sôi đổ nhanh tay bát sắn dây, một tay đổ, một tay khuấy nhẹ liên tục. Khi nào nồi nước sôi trở lại, trong veo, sánh nhẹ, cho một thìa nước gừng vào là được, bạn đã có nồi nước chè cho bánh chay.
- Theo các cụ dặn lại, mỗi bát bánh chay sẽ có ba viên bánh. Bạn nên chia đều bánh vào các bát trước. Chan nước cho ngập bánh, sau đó rắc đậu xanh nguyên hạt lên. Khi nào ăn rắc vừng, dừa và tinh dầu hoa bưởi vào.


Yêu cầu thành phẩm:

- Viên bánh trắng, tròn đều, không vỡ nhân. Vỏ bánh mềm dai. Nhân đường của bánh trôi phải tan vừa hết để khi cắn miếng bánh ứa mật ra. Nhân bánh chay phải thơm bùi vị đỗ đã đồ chín. Trình bày bánh trôi ra đĩa, chấm nhẹ vừng lên từng viên bánh.
- Nước dùng bánh chay ngọt thanh vị đường phèn, sánh vừa của bột sắn, thoang thoảng thơm mùi hoa bưởi, vị cay ấm nhẹ của gừng.
- Bánh trôi là món lạnh, ăn nguội. Bánh chay thì tùy sở thích, nếu bạn muốn ăn nóng thì để nồi chè trên bếp ủ lửa liu riu, khi nào ăn mới chan ra. Còn nếu bạn muốn ăn lạnh để đúng tính chất Tết Hàn thực thì có thể làm đúng như Infonet đã hướng dẫn.

Video bánh Trung thu khách sạn Hà Nội

-> Liên hệ: 04.85886151- 0986122292
-> Mời các bạn xem thêm:
http://banhtrungthudaewoo.com/
Read More

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

“Tết ta” trong mắt giáo viên nước ngoài


Tết Nguyên đán luôn là dp l được các em hc sinh Vit Nam háo hc mong ch đ có nhng gi phút ngh ngơi dài ngày bên gia đình. Còn riêng đi vi các thy cô giáo nước ngoài, c th là các giáo viên ti Trường Song ng Quc tế Hanoi Academy, Tết luôn là cơ hi quý giá đ tìm hiu và tri nghim văn hóa c truyn Vit Nam.
Ẩm thực Tết Việt - nét văn hóa không thể bỏ qua
Xuất phát từ truyền thuyết Hoàng tử Lang Liêu sử dụng các loại nông sản quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra loại bánh dâng lên vua cha, bánh Chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng Tổ tiên vào ngày Tết của người Việt. Đã từng đón 8 cái Tết ở Việt Nam, thầy Charles Whalen Rutherford - Giám đốc Ban Chương trình Giáo dục Quốc tế của Hanoi Academy - luôn cảm thấy hào hứng với món bánh Chưng cổ truyền mỗi độ Tết đến xuân về. Thầy Whalen thích thú chia sẻ rằng trong những năm đầu ở Việt Nam, thầy ăn rất nhiều bánh Chưng. Trong dịp Tết năm ngoái, mặc dù đã cố gắng “kiềm chế”, thầy vẫn ăn không ít hơn bốn chiếc bánh. Tuy nhiên, trải nghiệm ăn bánh Chưng Việt Nam không phải lúc nào cũng dễ dàng với thực khách nước ngoài: thầy Fergal McParland – giáo viên mầm non Hanoi Academy vẫn còn hơi e ngại với món bánh cổ truyền này, trong khi thầy Gautier Quelin – Quản lý Chất lượng và Phát triển Nghiệp vụ – chỉ cảm thấy bánh Chưng ngon miệng sau khi được rán giòn và vàng ruộm.

Thầy Kendal Patrick Rolley - Điều phối viên Bộ môn Tiếng Anh 
thưởng thức mâm cơm ngày Tết cùng người bạn Việt.
Đối với cô Emily Clifford - giáo viên môn Tiếng Anh tại trường, hình ảnh các loại mứt Tết ngọt thơm, đa dạng được bày biện đẹp mắt trong khay mứt tiếp khách tại mỗi gia đình chính là biểu hiện của nét đẹp độc đáo ở ẩm thực Tết Việt Nam. Có thể nói mâm cơm hay khay mứt ngày Tết trong các gia đình Việt luôn được bày biện thịnh soạn với nhiều món ngon và đặc biệt hơn ngày thường, trước là để thờ cúng tổ tiên, cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp cùng nhau.
Tết Nguyên đán - Tết tình thân - Tết đoàn viên
Bên cạnh nét ẩm thực đặc sắc, các phong tục tập quán truyền thống của người Việt trong ngày Tết với đặc trưng là coi trọng gia đình và tình thân cũng là lý do níu chân các thầy, cô giáo nước ngoài ở lại Việt Nam. Chia sẻ về kỉ niệm Tết đáng nhớ, thầy Whalen kể: “Tôi đã được trải nghiệm các phong tục khác nhau qua nhiều năm ăn Tết ở Việt Nam, nhưng phong tục ấn tượng nhất với tôi là những buổi sum họp bên gia đình, bạn bè và hàng xóm trong không khí Tết tưng bừng, rộn ràng và tất bật. Thật tuyệt vời khi cảm nhận được không khí lễ hội của gia đình và cộng đồng. Nhiều người Việt Nam dù trễ đến đâu cũng cố gắng thu xếp về quê ăn Tết cùng người thân”.
Đối với thầy Peter McGuigan - Điều phối chương trình Tiểu học, trải nghiệm đáng nhớ nhất là lần ăn Tết cổ truyền tại một làng quê ở Hải Phòng, nơi thầy được sống trong không khí ấm cúng, thử các món ăn truyền thống Việt Nam và cả ly rượu rắn “nhớ đời”. Dù thầy Peter không thể giao tiếp nhiều với các thành viên trong gia đình nhưng chính những nụ cười vui vẻ, sự hiếu khách, tình thân ái, và hương vị ngày xuân đã giúp xóa nhòa khoảng cách ngôn ngữ và văn hóa với những người bạn Việt. Không khí Tết, đặc biệt trong những ngày giáp Tết luôn mang đến cảm xúc nhộn nhịp khó tả và khiến mọi người nhớ tới truyền thống, cội nguồn, sự ấm áp của gia đình quây quần, sum họp. Khi được hỏi về ấn tượng với ngày Tết Việt Nam, các thầy cô đều nhắc tới những hình ảnh rộn rã: đào, quất xuất hiện trên khắp các con phố; trẻ con xúng xính quần áo mới và hớn hở nhận lì xì; hàng người đứng đợi xin chữ cầu may; mọi người chúc nhau năm mới may mắn và đủ đầy. Thời gian sống tại Hà Nội và làm việc tại trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã cho các thầy cô giáo nước ngoài có thêm những trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống và con người Việt Nam. Dù Tết năm nay mỗi thầy cô đều có những kế hoạch riêng của mình: thầy Gautier ăn Tết tại Hà Nội; thầy Colin quay về Anh cùng gia đình; một số thầy, cô khác tranh thủ đi du lịch và nghỉ ngơi, nhưng có một điểm chung là họ đều dành những tình cảm đặc biệt cho Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Với những nét ẩm thực phong phú và văn hóa đặc trưng, Tết Việt đã để lại trong lòng các giáo viên nước ngoài nhiều cảm xúc về những trải nghiệm văn hóa đặc sắc. Từ những kỷ niệm giản dị nhưng chân thành, ý nghĩa này, các thầy, cô ngày càng yêu mến và thêm gắn bó với Việt Nam như quê hương thứ hai của mình, từ đó càng chuyên tâm với công việc giảng dạy, chăm sóc các em học sinh thân yêu tại trường Hanoi Academy.

-> Liên hệ: 04.85886151- 0986122292
-> Mời các bạn xem thêm:

Read More

Social Profiles

Twitter Facebook Google Plus LinkedIn RSS Feed Email Pinterest

Popular Posts

Được tạo bởi Blogger.

BTemplates.com

Blogroll

About

Copyright © Bánh Trung Thu Khách Sạn Hà Nội | Powered by Blogger
Design by Lizard Themes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com